Facebook Fanpage

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Thiên nhiên & con người: Không thể tách rời

“Các công trình nhân tạo như thế chẳng mấy để lại cảm xúc. Họ đã chặt hết cây cối để dựng các cây cổ thụ bằng nhựa và thạch cao... Loanh quanh châu Á, tôi thích nhất Hà Nội...”.

Một nhà báo Đức khi tham quan một công viên quy mô lớn nhất nhì Đông Nam Á đã thốt lên như vậy. Điều gì ở Hà Nội đã tạo nên sức hút mãnh liệt với nhà báo Đức ấy? Chắc hẳn không phải là vẻ hiện đại, uy nghi của những nhà cao tầng mà chỉ đơn giản là những mặt hồ phẳng như gương, những hàng cây xanh mát bên mái nhà cũ rêu phong hòa vào thiên nhiên thanh bình.

Thiên nhiên là tài sản vô giá…

Những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy không chỉ xuất hiện ở Hà Nội mà dọc khắp chiều dài Việt Nam. Thiên nhiên chính là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Việt Nam có thể xem là một đất nước may mắn hơn nhiều quốc gia khác bởi tuy diện tích không lớn nhưng lại có biển rộng, sông dài, rừng vàng biển bạc - vốn là điều mà không ít đất nước mong ước có được.
 
 
Tiến sĩ Patrica Silva (trường Đại học Copenhagen - Đan Mạch) từng nhận định quản lý tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Trong ước lượng tài sản tài nguyên thiên nhiên ấy, có 36% là đất nông nghiệp, 38% là khoáng sản và các phần khác là 26%, thực chất là đủ để người Việt sống nhàn hạ quanh năm nếu biết cách tận dụng và khai thác tốt.

Thiên nhiên ban tặng cho con người những món quà vô giá: nguồn nước, không khí, lương thực... Không chỉ là người bạn tốt, che chở và bảo vệ con người, thái độ hào phóng của thiên nhiên đã mang đến cho con người một cuộc sống đầy đủ, ấm no mà chưa từng tính toán thiệt hơn. Điều này đã hun đúc cho con người lòng tôn trọng và tình yêu thiên nhiên từ bao đời nay.

Tận hưởng và tôn trọng thiên nhiên

Hãy xem cách người Nhật từ xưa đến nay thưởng thức thiên nhiên. Nó như thể một nhu cầu mang tính cộng đồng chứ không còn giới hạn trong sở thích của từng cá nhân. Số lễ hội dựa theo mùa màng của người Nhật nhiều không kể hết, nổi bật nhất là hai lễ hội Hana-mi (ngắm hoa đào mùa xuân) và Momiji-kari (ngắm cây phong lá đỏ). Họ sẵn sàng dành mọi thời gian để tận hưởng cho được cảnh sắc mỗi năm có một ấy, tổ chức các buổi dã ngoại gia đình, bạn bè để thêm yêu nhau và thêm yêu cuộc sống.

Riêng với người Việt, thái độ ứng xử của dân tộc từ ngàn xưa luôn là mối giao hảo tốt đẹp với thiên nhiên. Thân thiết và trân trọng, trong đó có cả sự thần phục trước sức mạnh và sự hào phóng của trời đất cho cuộc sống muôn loài.

Sự trù phú của những đồng bằng phù sa màu mỡ là nơi cung cấp thức ăn cho hơn 84 triệu người Việt và dư dả để trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Sự rộng mở của biển cả, sông ngòi giúp nước ta luôn nằm trong số các quốc gia có lượng thủy hải sản được tiêu thụ lớn ở nhiều châu lục.
 
 
Và còn biết bao tài nguyên khoáng sản, đất đai, đồng cỏ để tạo nên những đàn gia súc béo tròn… Thiên nhiên chưa bao giờ bạc đãi những con người biết yêu quý và tôn trọng nó, để cùng hưởng lợi ích của nhau.

Thiên nhiên: mức sống của một quốc gia

Thế nhưng không phải quốc gia nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên cũng trở nên giàu có, bởi quan trọng hơn, còn phải xem cách ứng xử của con người với thiên nhiên. Thực tế đã chứng minh, khi thiên nhiên mất dần sức chịu đựng và quay lưng lại với con người thì hậu quả thật khó lòng đong đếm được.

Gần đây, một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới thể hiện xu hướng biết tận hưởng và tôn trọng thiên nhiên còn là khai thác nuôi trồng theo kiểu nông nghiệp sinh thái. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chẳng hạn Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH tại Nghệ An cũng đã từng bước áp dụng phương pháp này.

Để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm sữa tươi sạch từ nguồn sữa nguyên liệu sạch và dinh dưỡng cao trong thời gian tới, Công Ty CP Thực Phẩm Sữa TH đã đầu tư vào trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp với sự hoàn hảo của quy trình chăm sóc và quản lý đàn bò theo công nghệ hiện đại nhất thế giới.

Tổng số lượng bò nhập về đến nay khoảng 10.000 con và dự kiến đến tháng 7 năm 2012 sẽ có khoảng 45.000 con, trong đó có đến 30.000 con cho sữa, trở thành công ty chăn nuôi bò sữa lớn nhất Việt Nam.

Cách bảo vệ môi trường thể hiện ở chỗ công ty đã phát triển việc trồng cỏ phủ xanh đồi trọc; đồng thời tiến hành xử lý các loại chất thải từ việc chăn nuôi thành các sản phẩm phân vi sinh có tính năng cải tạo đất trồng tốt và phục vụ cho việc trồng trọt các loại rau củ quả thực phẩm khác.

Đặc biệt, bò được cho ăn cỏ đã qua ủ chua để khống chế sự phát triển của các virus lạ từ môi trường, uống nước sạch được lọc bằng công nghệ Amiad tối tân, được gắn chíp ở chân (công nghệ tiên tiến nhất hiện nay) giúp việc thu thập dữ liệu đạt độ chính xác cao nhất, từ đó giúp phát hiện sớm bệnh viêm vú, theo dõi thành phần chất lượng sữa, đảm bảo vệ sinh dòng sữa...

Tận dụng thay vì khai thác thiên nhiên, thái độ này thể hiện mức độ phát triển của một quốc gia và là cách để thiên nhiên mãi là người bạn tốt của con người. Khi được quản lý tốt, thiên nhiên sẽ sản sinh lợi tức, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.

Thanh Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét